KHOẢN GIẢM GIÁ TỜ KHAI NHẬP KHẨU
Quy định tại điểm d điều 15 thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015:
3 loại giảm giá đủ điều kiện xét “khoản điều chỉnh trừ” theo quy định:
- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa.
- Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán.
- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
– Cách khai: Doanh nghiệp có trách nhiệm khai đầy đủ trị giá chưa giảm, ghi chú nội dung giảm giá vào phần “Chi tiết khai trị giá”.
– Diễn giải: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải nộp thuế đầy đủ theo trị giá giao dịch (không được tự ý trừ khoản giảm giá vào mục "điều chỉnh giảm – trừ số tiền điều chỉnh" hoặc trừ trực tiếp vào tổng trị giá và phân bổ lại đơn giá khai báo).
– Lý do: Không phải mọi giảm giá đều được công nhận là khoản điều chỉnh giảm, mà phải do cơ quan hải quan xét từng trường hợp?
– Sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan và thanh toán qua ngân hàng, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá
-
Nơi nộp phụ thuộc vào tỉ lệ giảm giá: khi tỉ lệ giảm giá nhỏ hơn 5%, doanh nghiệp nộp tại Cục hải quan tỉnh, thành phố; trong trường hợp khác, nộp về Tổng Cục Hải quan để xem xét.
d1. Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đủ các điều kiện sau:
d.1.1) Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
- Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
d.1.2) Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
d.1.3) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải quan;
d.1.4) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
d.1.5) Trị giá khai báo và thực tế về số lượng hàng hóa nhập khẩu, cấp độ thương mại, hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá của người bán.
d.2. Hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá:
d.2.1) Văn bản đề nghị trừ khoản giảm giá sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng: 01 bản chính;
d.2.2) Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản chụp;
d.2.3) Bảng kê theo dõi thực tế việc nhập khẩu hàng hóa theo mẫu số 01/GG/2015 Phụ lục II Thông tư này đối với trường hợp hàng hóa trong cùng một hợp đồng được nhập khẩu theo nhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau: 01 bản chính;
d.2.4) Bảng công bố giảm giá của người bán: 01 bản chụp;
d.2.5) Chứng từ thanh toán của toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán: 01 bản chụp;
d.3. Thủ tục khai báo, kiểm tra khoản giảm giá, thẩm quyền xử lý:
d.3.1) Trách nhiệm của người khai hải quan:
- Khai báo có khoản giảm giá tại tiêu chí “chi tiết khai trị giá” trên tờ khai nhập khẩu hoặc tại tiêu chí tương ứng trên tờ khai trị giá hải quan, nhưng chưa thực hiện điều chỉnh trừ khoản giảm giá trên tờ khai trị giá hải quan.
- Tính, nộp thuế theo trị giá chưa được trừ khoản giảm giá;
- Nộp hồ sơ đề nghị xét khoản giảm giá theo quy định tại điểm d.2 khoản này sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán.
d.3.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
Cơ quan hải quan nơi người khai hải quan nộp hồ sơ đề nghị xem xét điều chỉnh trừ khoản giảm giá thực hiện:
- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan kèm theo văn bản đề nghị của người khai hải quan;
- Kiểm tra, đối chiếu trị giá khai báo và thực tế về số lượng; cấp độ thương mại; hình thức và thời gian thanh toán với Bảng công bố giảm giá của người bán;
- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá nếu có đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm d.1 khoản này với trị giá của khoản giảm giá dưới 5% tổng trị giá lô hàng và trị giá khai báo không thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa giống hệt tại Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá. Các trường hợp giảm giá khác, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định;
- Xử lý tiền thuế chênh lệch do khoản giảm giá được trừ thực hiện theo quy định.
đ) Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
đ.1) Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
đ.2) Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;
đ.3) Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;
đ.4) Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, AMI luôn cố gắng cung cấp giải pháp logistics toàn diện và tối ưu cho Quý Khách Hàng.
Từ khóa KHOẢN-GIẢM-GIÁ-TỜ-KHAI-NHẬP-KHẨU